Quy Trình Sản Xuất Hạt Cà Phê Từ A đến Z: Từ Vườn Trồng Đến Tách Cà Phê

Cà phê, loại thức uống được yêu thích trên toàn thế giới, trải qua một hành trình dài từ hạt giống đến tách cà phê thơm ngon trên bàn. Hành trình này bao gồm nhiều công đoạn tỉ mỉ và công phu, từ trồng trọt, thu hoạch, rang xay cho đến pha chế. Hãy cùng khám phá chi tiết từng công đoạn này

  1. Trồng Trọt
  • Lựa Chọn Hạt Giống: Chọn lựa hạt giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng. Có hai giống cà phê chính là Arabica và Robusta, mỗi giống có đặc điểm và yêu cầu môi trường khác nhau. Vì vậy nên chọn loại giống phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng trồng.
  • Chuẩn Bị Đất Trồng: Đất trồng cà phê cần có độ phì nhiêu, thoát nước tốt và khí hậu phù hợp. Các vùng cao nguyên nhiệt đới là nơi lý tưởng cho cây cà phê phát triển.
  • Gieo Trồng: Hạt cà phê được gieo trong vườn ươm, sau khi cây non đạt đủ chiều cao sẽ được chuyển đến trồng tại các cánh đồng. Cây cà phê thường được trồng vào mùa mưa để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho sự phát triển
  • Chăm Sóc: Cây cà phê cần được chăm sóc kỹ lưỡng, bao gồm việc tưới nước, bón phân, tỉa cành và kiểm soát sâu bệnh. Thời gian từ khi gieo trồng đến khi cây cà phê cho quả có thể mất từ 3 đến 4 năm
  1. Thu Hoạch
  • Chọn thời điểm: Thu hoạch khi quả cà phê chín đỏ, việc này thường diễn ra trong mùa thu hoạch, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy vào vùng trồng
  • Phương pháp thu hoạch: Quả cà phê chín được thu hoạch bằng tay hoặc có thể thu hoạch bằng máy tùy thuộc vào quy mô và địa hình vườn trồng.
  • Xử lý sau thu hoạch:
  • Chế biến ướt: Quả cà phê được ngâm trong nước để loại bỏ vỏ và chất nhầy, hạt sẽ lên men sau đó phơi hoặc sấy khô.
  • Chế biến khô: Quả cà phê được phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, sau đó tách vỏ và đem đi sấy khô đến độ ẩm khoảng 12-13%
  1. Xay xát và phân loại
  • Xay xát: Tách vỏ lụa (vỏ trấu) khỏi hạt cà phê.
  • Phân loại: Hạt cà phê được phân loại theo kích thước, trọng lượng và chất lượng.
  1. Rang Xay
  • Nhiệt độ và thời gian rang: Quy trình rang đúng cách sẽ giúp phát triển hương vị tối ưu cho hạt cà phê.
  • Phương pháp xay: Xay cà phê với độ mịn phù hợp với phương pháp pha chế sẽ giữ được hương vị tốt nhất.
  1. Đóng gói và bảo quản:
  • Đóng gói: Cà phê được đóng gói trong hộp kín
  • Bảo quản: Lưu trữ cà phê ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao

Sau khi trải qua quy trình trồng cà phê, ta cũng cần lưu ý đến chất lượng cà phê bởi nó bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau, từ điều kiện tự nhiên đến quy trình chế biến và bảo quản. Dưới đây là những yếu tố quan trọng nhất:

  1. Giống cây cà phê và chất lượng hạt giống

Giống cà phê Arabica và Robusta là hai giống cà phê chính, mỗi loại có hương vị và đặc điểm khác nhau. Hạt giống chất lượng cao sẽ tạo ra cây cà phê khỏe mạnh và cho hạt cà phê tốt hơn.

  1. Điều kiện trồng trọt
  • Độ cao: Cây cà phê trồng ở độ cao lớn thường có hương vị phức tạp và phong phú hơn.
  • Khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê và chất lượng hạt.
  • Đất đai: Đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt sẽ giúp cây cà phê phát triển mạnh mẽ.
  1. Chăm sóc cây cà phê
  • Tưới nước: Cung cấp đủ nước cho cây nhưng tránh ngập úng.
  • Bón phân: Sử dụng phân bón phù hợp để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Kiểm soát sâu bệnh hiệu quả để bảo vệ cây cà phê.
  1. Thu hoạch
  • Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi quả cà phê chín đỏ sẽ cho hạt cà phê chất lượng tốt nhất. Chọn thời điểm thu hoạch thường từ 6 – 9 tháng sau khi hoa nở
  • Phương pháp thu hoạch: Thu hoạch bằng tay để đảm bảo chỉ chọn những quả chín đều giúp chọn lọc quả kỹ lưỡng hơn so với thu hoạch bằng máy.
  1. Chế biến sau thu hoạch

Quá trình phơi và sấy khô: Đảm bảo hạt cà phê được phơi hoặc sấy khô đúng cách để tránh ẩm mốc và giữ nguyên hương vị.

  1. Rang xay và bảo quản
  • Rang cà phê là một nghệ thuật đòi hỏi kinh nghiệm và sự chính xác. Hạt cà phê được rang ở nhiệt độ cao, thường từ 180 đến 250 độ C, trong khoảng thời gian từ 7 đến 20 phút. Quá trình này làm biến đổi hóa học trong hạt, tạo ra hương vị và màu sắc đặc trưng
  • Nên tuân thủ quy tắc bảo quản cà phê ở nơi khô ráo, thoáng mát, đóng gói kín để bảo vệ cà phê khỏi không khí và ánh sáng giúp duy trì chất lượng trong thời gian dài. Không nên bảo quản cà phê trong tủ lạnh

Để không làm mất đi hương vị tự nhiên của cà phê, nhà Napoly mách bạn những MẸO BẢO QUẢN VÀ CHỌN MUA CÀ PHÊ sau đây để giúp bạn có được tách cà phê thơm ngon và giữ được hương vị và chất lượng của cà phê lâu dài.

Chọn loại cà phê phù hợp

  • Arabica: Có hương vị tinh tế, hơi chua nhẹ, thích hợp cho những người thích cà phê nhẹ nhàng.
  • Robusta: Đậm đà, mạnh mẽ và có hàm lượng caffeine cao hơn, thích hợp cho những ai thích cà phê đậm đà và mạnh.

Kiểm Tra Ngày Rang: chọn cà phê có ngày rang gần nhất để đảm bảo độ tươi mới, giữ được hương thơm lâu hơn

Chọn Cà Phê Nguyên Hạt: Cà phê nguyên hạt giữ hương vị tốt hơn so với cà phê xay sẵn

Mua Từ Nguồn Tin Cậy: Chọn mua cà phê từ các nhà rang uy tín hoặc các cửa hàng chuyên về cà phê để đảm bảo chất lượng.

Dùng hũ đựng kín để bảo quản cà phê tốt nhất

Chỉ Xay Cà Phê Khi Cần: Xay cà phê ngay trước khi pha để giữ được hương vị tốt nhất. Cà phê xay sẵn dễ bị bay hơi và mất mùi nhanh hơn so với cà phê nguyên hạt.

Mua Lượng Vừa Đủ: Chỉ mua lượng cà phê đủ dùng trong vòng 1-2 tuần để đảm bảo cà phê luôn tươi mới. Cà phê để lâu sẽ mất dần hương vị.

Hạn Chế Mở Nắp Hũ Đựng: Mỗi lần mở nắp hũ đựng cà phê, không khí sẽ vào làm giảm độ tươi mới. Nên hạn chế mở nắp quá nhiều lần.

Hành trình từ hạt cà phê đến tách cà phê là một quá trình dài, đòi hỏi sự tận tâm và kỹ thuật ở mỗi công đoạn. Mỗi tách cà phê thơm ngon không chỉ là kết quả của quá trình chế biến mà còn là sự kết tinh của lịch sử, văn hóa và tình yêu đối với cà phê. Hy vọng bài viết này Napoly đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hành trình đầy thú vị và công phu của cà phê

 

 

Trả lời